Trị thâm cân bằng sắc tố

Tăng sắc tố da hay còn gọi hyperpigmentation là một thuật ngữ y học chỉ những vùng da có màu sắc đậm hơn so với phần còn lại. Các biểu hiện thường gặp của tình trạng này bao gồm nám da, tàn nhang, đồi mồi, v.v… Mặc dù tăng sắc tố không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó có thể làm thay đổi màu da, gây mất thẩm mỹ và giảm tự tin về ngoại hình. Hãy cùng khám phá thêm về vấn đề tăng sắc tố da này, từ đó bạn có thể chọn lựa liệu pháp chăm sóc da phù hợp để giữ gìn làn da khỏe mạnh và tạo nên vẻ ngoài tự tin cho bản thân.

Tăng sắc tố da là gì?

Tăng sắc tố da là tình trạng da bị sạm đen, xuất hiện dưới dạng các mảng da nhỏ sẫm màu, phủ lên một khu vực lớn trên da hoặc có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Điều này xảy ra do sự dư thừa sắc tố melanin – sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc của làn da. Tình trạng này có thể xuất hiện trên bất kỳ màu da hay chủng tộc nào. Mặc dù tăng sắc tố da thường vô hại nhưng có thể làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, gây mất tự tin về ngoại hình cho người bị mắc phải. Đôi khi, tăng sắc tố da cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe khác.

Tăng sắc tố có nhiều loại hình khác nhau, trong đó bạn có thể bắt gặp những loại hình tăng sắc tố da phổ biến sau:

  • – Nám da: Đây là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Các vùng da tăng sắc tố thường xuất hiện ở bụng và mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
  • – Đồi mồi hay còn gọi là sạm nắng: Đồi mồi hay còn gọi là đốm gan, đốm nắng, đốm nâu, là những đốm tăng sắc tố có màu từ nâu nhạt đến đen. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, do tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Điều quan trọng là phải chú ý đến loại hình tăng sắc tố da này vì đồi mồi có thể tiến triển thành ung thư da và u ác tính.
  • – Tàn nhang: Mặc dù yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân hình thành tàn nhang, tuy nhiên những chấm nhỏ này thường xuất hiện do tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhang sẽ càng phát triển sau mỗi lần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thường xuất hiện ở những người sở hữu làn da trắng. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục sẽ khiến cho các đốm tàn nhang trở nên rõ và đậm màu hơn.
  • – Thâm mụn: Thường là kết quả của quá trình da tổn thương do các loại mụn.
  • Tăng sắc tố sau viêm: Tăng sắc tố da sau viêm (hay còn gọi là Post-inflammatory hyperpigmentation – PIH) thường xuất phát từ các nguyên nhân như mụn trứng cá, bỏng, ma sát hoặc các biện pháp điều trị da xâm lấn như lột da bằng hóa chất, điều trị bằng laser hoặc xung ánh sáng cường độ cao… Loại tăng sắc tố này có khả năng phục hồi theo thời gian và có thể được điều trị bằng các loại sản phẩm bôi ngoài da.

Nguyên nhân gấy tăng sắc tố da

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da là gì? Các yếu tố chính gây ra tình trạng tăng sắc tố da thường là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh cùng với một số yếu tố khác như hormone, nội tiết tố, tuổi tác… Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng tăng sắc tố ở da mặt:

Nguyên nhân gây tăng sắc tố theo từng loại hình

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sắc tố da phụ thuộc vào loại hình tăng sắc tố. Tùy theo từng loại hình, nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng tăng sắc tố có thể rất khác nhau, cụ thể như sau:

  • – Sạm da: Sạm da là một hình thức tăng sắc tố da thường gặp. Tình trạng này phát sinh do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Những mảng da nhỏ, màu sẫm thường xuất hiện trên tay, mặt hoặc các vùng da khác trên cơ thể, nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • – Rám má: Tình trạng này tương tự như sạm da, nhưng đây là những vùng da sẫm màu lớn hơn và thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố. Ví dụ, khi mang thai, cơ thể có thể kích thích việc sản xuất melanin quá mức, gây ra tình trạng nám da. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng sắc tố da vì người sử dụng có thể trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố tương tự như trong thời kỳ mang thai. Nếu tình trạng tăng sắc tố da trở nên nghiêm trọng, bạn nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
  • – Nám da: Thay đổi màu da có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ, các vấn đề về da như mụn trứng cá có thể để lại các đốm đen sau khi lành. Các nguyên nhân khác gây ra các vết nám là do vết thương trên da, bao gồm một số ca phẫu thuật.
  • – Tàn nhang: Các tế bào da chuyên melanocytes tạo ra lượng sắc tố melanin (tăng sắc tố), làm cho da bị sạm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Với một số người có làn da trắng, một vài tế bào melanocytes sẽ sản xuất melanin nhiều hơn những người khác khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tàn nhang xuất hiện do melanin sản sinh không đồng đều này và thường có tính di truyền.

Nguyên nhân gây chứng tăng sắc tố da cục bộ

Các yếu tố gây ra tình trạng tăng sắc tố da cục bộ bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây tăng sắc tố da. Melanin hoạt động như một lớp kem chống nắng tự nhiên, bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục, melanin sẽ được sản xuất nhiều hơn để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím, từ đó gây ra tình trạng tăng sắc tố da. Nếu các đốm nâu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ xuất hiện nhiều hơn và màu sắc càng đậm hơn.
  • – Di truyền: Theo các nghiên cứu khoa học, nếu cha mẹ bị tình trạng tăng sắc tố da thì tỷ lệ con cái cũng mắc phải tình trạng này rất cao. Trong tổng số các trường hợp mắc tình trạng nám da, có đến 45% số trường hợp là do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, sạm da cũng có thể phát sinh do hắc tố bào lentigines nếu có một số rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Peutz-Jeghers (đặc điểm là sự xuất hiện của nhiều lentigine trên môi và polyp ở dạ dày và ruột), hội chứng khô da sắc tố và hội chứng đa lentigine (hội chứng LEOPARD).
  • – Tình trạng viêm nhiễm trên da: Bỏng, mụn, vết xước hay thủy đậu… gây ra những tổn thương trên da, dễ khiến da bị viêm, gây mất cân bằng các thành tố trên da, làm tăng sinh sắc tố Melanin.
  • – Chấn thương da: Các loại chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá, lupus có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố da sau khi chúng đã biến mất. Da của một số người trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại thực vật như chanh, cần tây… chứa các hợp chất furvitymarin so với tác động của tia cực tím. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa.
  • – Sự tăng trưởng bất thường của da cũng là nguyên nhân khiến tăng sắc tố trên da.

Các bước thực hiện trị liệu tăng sắc tố

Bước 1: Đầu tiên, khi đến với Mượt Spa bạn sẽ được kỹ thuật viên soi da và kiểm tra da trước khi điều trị.

Bước 2: Tiếp đến, bạn sẽ tẩy trang để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu thừa, lớp kem phấn trang điểm bám trên da.

Bước 3: Vệ sinh da bằng sửa rửa mặt giúp làm sạch sâu cho da.

Bước 4: Tẩy da chết dạng gel kết hợp máy sủi loại bỏ lớp da lão hóa, làm thông thoáng lỗ chân lông.

Bước 5: Thoa Toner giúp cân bằng độ pH cho da, giúp da mịn màng và giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào bên trong da.

Bước 6: Xông nóng giúp sạch sâu và phá vỡ sắc tố trên da, làm mờ dần các đốm đen.

Bước 7: Tiến hành hút nhờn giúp loại bỏ dầu nhờn thừa bám, tích tụ trên da mặt.

Bước 8: Chiếu ánh sáng sinh học Omega Light giúp gôm cồi mụn.

Bước 9: Tiến hành lấy nhân mụn: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn bọc,…từng khách hàng sẽ có bộ dụng cụ riêng KTV cho kiểm tra trước khi tiến hành nặn mụn.

Bước 10: Sát khuẩn povidine, lau lại nước muối nhằm loại bỏ vi khuẩn và sát khuẩn các tế bào bị hư tổn trên da.

Bước 11: Ủ tê và bắt đầu bắn laser.

Bước 12: Tiến hành điều trị tăng sắc tố, loại bỏ các hắc sắc tố trên da, làm mờ các vết thâm nám.

Bước 13: Điện di giúp đẩy sau các tinh chất dưỡng da vào lớp trung bì, giúp da trở nên săn chác, sáng mịn.

Bước 14: Đắp nạ trà xanh hoặc bạn có thể chuyển sang đắp mặt nạ cao cấp.

Bước 15: Chiếu ánh sáng sinh học Omega Light thúc đẩy quá trình phục hồi các tết bào bị tổn thương.

Bước 16: Massge cổ vai gáy ấn huyệt thư giãn.

Gọi điện thoại
0985.812.499
Chat Zalo